Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay.
Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy.
Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn.
Triệu chứng thường gặp
Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay.
Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía sau của cẳng tay, cổ tay hoặc khuỷu tay. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc vào buổi sáng.
Bệnh nhân bị gãy xương trụ cũng có thể bị sưng, bầm tím và đau khi chạm vào vùng xương bị ảnh hưởng. Cơn đau cũng có thể tăng khi bạn cử động và sử dụng lực ở cổ tay hoặc khuỷu tay.
Đôi khi, bạn sẽ cảm giác kim đâm hoặc tê ở cẳng tay, bàn tay hoặc ngón tay. Đối với tình trạng gãy xương trụ nặng (di lệch xương), sẽ có biến dạng rõ ràng ở bên ngoài.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ? |
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương trụ là do lực chấn thương khi bạn té ngã tác động lên cổ tay, cẳng tay hoặc khuỷu. Với những người chơi thể thao như trượt ván họ sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương trụ khi té ngã.
Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ai. Những người thường xuyên vận động, đặc biệt là chơi thể thao sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương gồm:
Chơi các môn thể thao dễ bị chấn thương chẳng hạn như bóng đá, trượt ván… Tai nạn gây thương tích cho cẳng tay. Cao tuổi (người càng lớn tuổi càng dễ bị gãy xương). Mật độ xương thấp (loãng xương).
Nhận xét
Đăng nhận xét