Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Chăm sóc sau phẫu thuật dây chằng chéo trước khớp gối ra sao?

Người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị về việc tập vật lý trị liệu phục hồi. Các bài tập vật lý trị liệu chăm sóc sau mổ dây chằng chéo trước khớp gối sẽ giúp tăng cường các cơ bắp xung quanh đầu gối và cải thiện tính linh hoạt. Nghỉ ngơi là điều vô cùng cần thiết sau mỗi cuộc phẫu thuật. Vì thế trước hết người bệnh nên dành thời gian để tạm thời nghỉ ngơi, ngừng các công việc, học tập. Có thể chườm nước đá lên đầu gối khoảng 20 phút ít nhất 2 giờ một lần. Sử dụng gạc nén hoặc băng đàn hồi quấn xung quanh đầu gối. Ngoài ra cũng nên kê cao gối khi nằm. Tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng nội soi thành công kết hợp cùng tập luyện vật lý trị liệu kiên trì sẽ giúp phục hồi chức năng vận động của khớp đầu gối. Người bệnh có thể tiếp tục chơi thể thao sau 8 – 12 tháng. Để có một ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối thành công, an toàn, không biến chứng cần có sự kết hợp của đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế phục vụ

Đứt dây chằng khớp gối nên làm gì?

Nhiều người khi thấy triệu chứng đau, sưng đầu gối do chấn thương thường áp dụng những phương pháp như đắp lá, dán cao, bẻ gối... Đây chính là sai lầm khiến khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng hơn, khó chữa trị, thậm chí người bệnh gặp những biến chứng nguy hại đe dọa sức khỏe.  Đứt dây chằng khớp gối đa phần chủ yếu do chấn thương chơi thể thao hoặc do tai nạn gây ra. Người bệnh khi bị đứt dây chằng khớp gối thường có những biểu hiện như : Tiếng kêu ở gối: Nhiều bệnh nhân có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng “rắc” ở gối ngay sau chấn thương, sau đó là đau và sưng nề khớp gối. Lỏng gối: một thời gian sau khi hết đau và sưng nề khớp gối, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng sẽ thấy lỏng gối, thể hiện bởi những triệu chứng như: cảm giác chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại; không thể đi bộ nhanh được, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối; đi lên đi xuống cầu thang khó khăn, cảm giác rất sợ khi phải đặt chân bị chấn thương xuống trước.

Nước nghệ tốt cho xương

Hoạt chất Curcumin trong nghệ đã được chứng minh là có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng viêm khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp như đau nhức, sưng khớp. Nghệ, tên khoa học theo tiếng Anh là Curcuma, là một loại cây thân thảo thuộc họ nhà gừng Zingberaceae. Nghệ có nguồn gốc từ vùng phía Đông nam của Ấn Độ và nhờ những tính năng cũng như công dụng tuyệt vời của nó nên được lan truyền nổi tiếng và trồng khắp trên thế giới. Tại Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác, nghệ đã được dùng với mục đích chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và nấu ăn trong hàng thế kỷ. Loại củ thiên nhiên này còn là phương thuốc cổ truyền chữa trị các bệnh đau ốm, uống nước nghệ mỗi sáng tốt cho xương khớp và sưng tấy do viêm khớp v…v, đặc biệt là phần rễ, thân rễ hay thân ngầm dưới đất được dùng trong y học. Theo Đông y củ nghệ vàng còn được gọi là Khương Hoàng, vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí,hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Theo Đông y bản giám thì Khương Hoàng có tác dụng phá huyết

Liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 phòng tránh ra sao?

Người bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 có thể bị khô mắt hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.. Người bệnh cũng bị lệch lưỡi về bên liệt, dẫn tới hiện tượng nói khó, nói ngọng. Triệu chứng dễ nhận biết khi mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 là người bệnh bị lệch mặt. Lúc này hai bên mặt của người bệnh không cân đối, các cơ mặt bị kéo lệch về một bên, nửa mặt bên bị liệt bất động và nhẽo. Bên cạnh đó, người bệnh có thể còn xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn ở trán, mắt, lông mày có thể hơi sụp xuống, má hơi xệ. Những nếp tự nhiên như rãnh mũi, rãnh má bị mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai cũng thấp xuống nhiều. Các cơ mặt của người bệnh không thể cử động theo ý muốn, không biểu lộ được cảm xúc. Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân cố làm một số động tác như cười, chau mày, nhe răng, phồng má, thổi lửa, huýt sáo. Thông thường mắt bên liệt sẽ không thể nhắm kín lại, do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. B

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu