Chuyển đến nội dung chính

Liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 phòng tránh ra sao?

Người bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 có thể bị khô mắt hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.. Người bệnh cũng bị lệch lưỡi về bên liệt, dẫn tới hiện tượng nói khó, nói ngọng.


Triệu chứng dễ nhận biết khi mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 là người bệnh bị lệch mặt. Lúc này hai bên mặt của người bệnh không cân đối, các cơ mặt bị kéo lệch về một bên, nửa mặt bên bị liệt bất động và nhẽo. Bên cạnh đó, người bệnh có thể còn xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn ở trán, mắt, lông mày có thể hơi sụp xuống, má hơi xệ. Những nếp tự nhiên như rãnh mũi, rãnh má bị mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai cũng thấp xuống nhiều.

Các cơ mặt của người bệnh không thể cử động theo ý muốn, không biểu lộ được cảm xúc. Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân cố làm một số động tác như cười, chau mày, nhe răng, phồng má, thổi lửa, huýt sáo. Thông thường mắt bên liệt sẽ không thể nhắm kín lại, do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. Bên cạnh đó khi người bệnh ăn, uống hay làm chảy nước dãi và rơi thức ăn.



Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi. Các triệu chứng khác như đau sau tai, ù tai, chảy nước mắt cũng gây ra không ít khó chịu cho bệnh nhân.

Đối với y học cổ truyền, dấu hiệu nhận biết bệnh liệt dây thần kinh số 7 còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

Nguyên nhân do phong hàn: Sau khi gặp mưa, gió lạnh hoặc sáng sớm thức dậy, người bệnh thấy mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt. Khi uống nước vào dễ bị chảy ra ngoài, không làm được các động tác như chau mày, huýt sáo… Người bệnh sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.

Nguyên nhân do phong nhiệt: Triệu chứng là người bệnh sốt, sợ gió, sợ nóng, mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên, nước uống vào dễ bị chảy ra, cơ mặt không cử động được, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù Sác. Bệnh thường do nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân do huyết ứ: Mắt người bệnh không nhắm kín lại được, miệng méo, đau nhức ở mặt. Bệnh thường gặp do di chứng sau chấn thương như té ngã, sau khi mổ vùng chũm, mổ vùng hàm…

Phòng tránh bệnh liệt dây thần kinh số 7


Không nên đi nhậu, uống rượu bia vào đêm khuya, đặc biệt lúc trời lạnh.

Giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh vào mùa đông, nhất là khi ngủ ban đêm. Nếu đang trong chăn hoặc ở trong nhà ấm mà phải ra ngoài lạnh thì nên khoác thêm áo để không bị lạnh đột ngột.

Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, giữ ấm trán, đầu, cổ để tránh tiếp xúc trực tiếp với gió.

Khi trời lạnh thì nên tắm nước ấm, tắm nhanh trong phòng kín. Tránh tắm bằng nước lạnh và tuyệt đối không tắm khuya vì cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh làm nguy cơ mắc liệt mặt, méo miệng cao hơn.



Nếu đã uống bia, rượu thì không nên ra ngoài lạnh, hoặc đi tắm ngay vì rất dễ bị méo miệng, thậm chí là đột quỵ.

Cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía...

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu ...

Tìm hiểu về dây chằng vàng

Dây chằng vàng còn được gọi là ílavum ligament. Dây chằng vàng là tập hợp của các sợi đàn hồi có màu vàng đặc trưng. Đây là các đặc điểm chính của dây chằng vàng Là một bộ phận cấu tạo của hệ xương khớp gồm nhiều sợi đàn hồi kết hợp với nhau màu vàng Vị trí: phủ phần sau của ống sống. Điểm bắt đầu từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của cung đốt sống liền kề. Điểm kết thúc là thành sau ống sống. Độ dày từ 3 – 5 mm. Trường hợp dây chằng vàng bị thoát vị có thể lên tới 5 – 6 mm. Chức năng của dây chằng vàng Duy trì đường cong sinh lý của cột sống Dây chằng vàng là một trong các bộ phận cấu tạo của cơ thể. Dây chằng vàng chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì đường cong sinh ly của cột sống. Dây chằng vàng giúp cột sống của bạn duỗi thẳng sau khi cúi thực hiện các động tác khác. Phòng tránh thoát vị dây chằng vàng đĩa đệm Dây chằng vàng có vị trí đối lập với các dây chằng của thân đốt. Do đó, dây chằng vàng giúp ngăn cản sức ép từ cơ thể lên các ...