Chuyển đến nội dung chính

Tê bì chân tay nguyên nhân vì sao?

Khi ngồi quá lâu trong 1 tư thế (chẳng hạn như vắt chéo chân), chân có thể rơi vào trạng thái ngủ tạm thời. Ở các tư thế này, hệ thống dây thần kinh ở chân không được cung cấp đủ oxy và không thể hoạt động bình thường được. 


Các thông tin từ chi đến não bị thiếu hoặc mất hoàn toàn, gây ra cảm giác tê rần ở chân. Đôi khi, ngay cả khi đang vận động, nhiều người vẫn phàn nàn rằng họ bị tê vài ngón chân, hoặc cả bàn chân sau khi chạy bộ. Trong trường hợp này, nguyên nhân bị tê chân có thể do thắt dây giày quá chặt, khiến mạch máu và dây thần kinh bị tắc nghẽn.

Bàn tay phải lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác, hoặc cầm nắm quá chặt một vật cũng là nguyên nhân tê tay. Ở tay có rất nhiều búi thần kinh chạy qua, vì thế chỉ một ảnh hưởng nhỏ cũng làm dây thần kinh bị chèn ép. Thậm chí ở nếu đeo nhẫn quá chặt cũng có thể khiến tay bị tê.

Ở người uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá, dây thần kinh cũng có thể bị sưng tấy hoặc chết, khiến cho thông tin liên lạc giữa chi và não bị gián đoạn, gây tê bì chân tay. Tuy nhiên, chỉ cần ngừng bị tác động, các dây thần kinh này có thể phục hồi và trở về trạng thái bình thường.



Nguyên nhân tê chân tay từ hệ thần kinh trung ương


Tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là một khái niệm chỉ các bệnh về mạch máu não. Bệnh là một trong những nguyên nhân tê bì chân tay hàng đầu hiện nay. Ở tình trạng nặng hơn, người bệnh còn có thể bị liệt nửa người, rối loạn cảm giác…

Khối u: Các khối u lành tính và ác tính (ung thư) thường đè nén lên mạch máu và các dây thần kinh là nguyên nhân tê chân tay. Khối u càng lớn thì lực ép càng mạnh và cảm giác tê chân tay càng nặng hơn.

Chấn thương: Các chấn thương, thậm chí là chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại cũng khiến cho hệ thống dây thần kinh bị tổn thương và gây ra chứng tê bì.

Nhiễm trùng, viêm, thiếu dinh dưỡng: Một số người nghĩ rằng mình có lối sống lành mạnh nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh tê bì chân tay. Chẳng hạn, người ăn chay có nguy cơ thiếu vitamin B12 sau vài năm thực hiện. Việc thiếu vitamin làm cho vỏ myelin của dây thần kinh bị hao mòn. Khi đó, cảm giác tê dại chân tay chính là dấu hiệu đầu tiên.

Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: Liên quan đến các bệnh về cột sống như gai cột sống, thoát vị cộtsống, lệch đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức dữ dội tại vùng mà rễ thần kinh bị chèn ép, kèm theo các triệu chứng tê bì chân tay. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính.

Rối loạn chuyển hóa: Các bệnh về rối loạn chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, gout cũng là một trong những nguyên nhân tê bì chân tay phổ biến. Bệnh đa xơ cứng: Triệu chứng của bệnh đa xơ cứng là mệt mỏi, tê cứng chi, đi lại khó khăn, co thắt cơ, đau nhức…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu

Điều trị đứt gân bánh chè

Phần lớn những tổn thương điều trị đứt gân bánh chè phải phẫu thuật thì mới lấy lại được chức năng bình thường của gối. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ định cho rách lớn hoặc đứt hoàn toàn gân bánh chè. Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt.  Trong thời gian mang nẹp: tập gồng cơ bằng cách nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế duỗi thẳng gối. Khi tháo nẹp (gân đã liền kỳ đầu), tập gấp duỗi gối từ từ tăng dần biên độ. Có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tháng. Nếu để muộn, khi tổ chức xơ đã hình thành sẽ ngăn cản sự liền gân, khi đó phẫu thuật khâu lại gân thường mang lại kết quả kém, bắt buộc phải chuyển gân thay thế. Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng: khâu lại gân bánh chè và chuyển gân. Khâu lại gân bánh chè được chỉ định khi bệnh nhân đến sớm. Trong đứt gân bánh chè do chấn thương, vị trí đứt thường sát ngay chỗ bám cực dưới xương bánh chè, khi khâu (gân-xương) phải tạo đường hầm khâu xuyên qua xương.  Điều trị đứt gân bánh chè Đối vớ