Chuyển đến nội dung chính

Điều trị đứt gân bánh chè

Phần lớn những tổn thương điều trị đứt gân bánh chè phải phẫu thuật thì mới lấy lại được chức năng bình thường của gối. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ định cho rách lớn hoặc đứt hoàn toàn gân bánh chè. Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt. 

Trong thời gian mang nẹp: tập gồng cơ bằng cách nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế duỗi thẳng gối. Khi tháo nẹp (gân đã liền kỳ đầu), tập gấp duỗi gối từ từ tăng dần biên độ. Có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tháng.

Nếu để muộn, khi tổ chức xơ đã hình thành sẽ ngăn cản sự liền gân, khi đó phẫu thuật khâu lại gân thường mang lại kết quả kém, bắt buộc phải chuyển gân thay thế.

Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng: khâu lại gân bánh chè và chuyển gân.


Khâu lại gân bánh chè được chỉ định khi bệnh nhân đến sớm. Trong đứt gân bánh chè do chấn thương, vị trí đứt thường sát ngay chỗ bám cực dưới xương bánh chè, khi khâu (gân-xương) phải tạo đường hầm khâu xuyên qua xương. 

Điều trị đứt gân bánh chè
Điều trị đứt gân bánh chè


Đối với đứt gân trên nền bệnh lý (viêm gân), vị trí đứt gân thường là giữa gân, khi khâu (gân-gân), kỹ thuật như khâu gân bình thường.

Sau khâu gân, phải tăng cường vòng chỉ thép xuyên qua xương chầy và xương bánh chè để bảo vệ miệng nối, chỉ thép này sẽ rút khi gân đã liền chắc (có một số tác giả không chủ trương khâu vòng chỉ thép bảo vệ).

Chế độ vận động sau mổ.

Ngay sau mổ dùng thuốc giảm đau, chườm đá. Cắt chỉ khâu da sau 2 tuần. Bất động bằng ống bột trong thời gian 3-6 tuần, tư thế duỗi gối. Đi lại có nạng, tỳ một phần chân mổ (50%) từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4. Sau 4-6 tuần tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể. Sau khi tháo bột , tập gấp duỗi gối từ từ tăng dần để lấy lại biên độ khớp gối.

Một số trường hợp mũi khâu chắc, bệnh nhân có thể tập vận động gối ngay sau mổ. Thông thường sau 6 tháng bệnh nhân mới có thể trở lại mọi hoạt động bình thường, có trường hợp phải mất 12 tháng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía...

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu ...

Tìm hiểu về dây chằng vàng

Dây chằng vàng còn được gọi là ílavum ligament. Dây chằng vàng là tập hợp của các sợi đàn hồi có màu vàng đặc trưng. Đây là các đặc điểm chính của dây chằng vàng Là một bộ phận cấu tạo của hệ xương khớp gồm nhiều sợi đàn hồi kết hợp với nhau màu vàng Vị trí: phủ phần sau của ống sống. Điểm bắt đầu từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của cung đốt sống liền kề. Điểm kết thúc là thành sau ống sống. Độ dày từ 3 – 5 mm. Trường hợp dây chằng vàng bị thoát vị có thể lên tới 5 – 6 mm. Chức năng của dây chằng vàng Duy trì đường cong sinh lý của cột sống Dây chằng vàng là một trong các bộ phận cấu tạo của cơ thể. Dây chằng vàng chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì đường cong sinh ly của cột sống. Dây chằng vàng giúp cột sống của bạn duỗi thẳng sau khi cúi thực hiện các động tác khác. Phòng tránh thoát vị dây chằng vàng đĩa đệm Dây chằng vàng có vị trí đối lập với các dây chằng của thân đốt. Do đó, dây chằng vàng giúp ngăn cản sức ép từ cơ thể lên các ...