Chuyển đến nội dung chính

Phòng ngừa chứng tê nhức chân tay

Cách tốt nhất để điều trị chứng tê nhức chân tay hiệu quả là hãy phòng ngừa chúng, và cách phòng ngừa dễ dàng nhất là ngăn chặn ngay từ đầu những nguyên nhân khiến chúng ta bị tê nhức chân tay.

Biểu hiện tê nhức chân tay thường xuất hiện ở các đầu ngón với cảm giác tê rần rồi chúng tăng dần, lan khắp bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới cũng xuất hiện như vậy. Đây là dấu hiệu của một hội chứng của rất nhiều bệnh cho nên khi gặp chứng bệnh này, cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị sớm, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Nguyên nhân trong đó có rất nhiều các nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê nhức chân tay:
Do thiếu vitamin nhóm B: B1, B2, B­­­­­­­­­­­­­­6 thiếu acid folic, thiếu canxi, kali, đối với những trường hợp này thường gặp ở người suy giảm thể lực, phụ nữ mang thai, người gầy yếu, người cao tuổi, trẻ em kém ăn.

Do một số bệnh rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, xơ vỡ động mạch, rối loạn mỡ máu, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.

Do các bệnh lý: viêm khớp, viêm cột sống, hội chứng ống cổ tay… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.

Phòng ngừa chứng tê nhức chân tay
Phòng ngừa chứng tê nhức chân tay 


Do nhiễm độc một số chất: thủy ngân, thạch tín và cả bệnh lý viêm thần kinh do rượu, nhiễm trùng mãn tính, sử dụng ma túy.

Phòng ngừa và điều trị bệnh tê nhức chân tay hiệu quả

Chứng tê nhức chân tay có thể là triệu chứng ban đầu hoặc là biểu hiện của một số bệnh sớm do biến chứng thần kinh mạch máu của một số bệnh như rối loạn chức năng thần kinh, thoái hóa xương khớp, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid,…

Đồng thời, người bệnh nên bổ sung thêm chất như vitamin nhóm B(B1,B2,B6) giúp giảm đau trong dây thần kinh, chống rối lọan thần kinh ngoại vi, tăng khả năng sản sinh tế bào thần kinh, cơ và đồng thời, bổ sung thêm bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh và Cao blueberry ngăn sa sút trí tuệ, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh

Vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, việc đầu tiên người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh bằng cách đi khám tại các cơ sở bệnh viện trung tâm uy tín, sau đó các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm, đưa ra ra phương pháp điều trị căn nguyên bệnh như ngăn chặn thoái hóa xương khớp, ổn định đường huyết, giảm mỡ trong máu,…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu

Điều trị đứt gân bánh chè

Phần lớn những tổn thương điều trị đứt gân bánh chè phải phẫu thuật thì mới lấy lại được chức năng bình thường của gối. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ định cho rách lớn hoặc đứt hoàn toàn gân bánh chè. Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt.  Trong thời gian mang nẹp: tập gồng cơ bằng cách nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế duỗi thẳng gối. Khi tháo nẹp (gân đã liền kỳ đầu), tập gấp duỗi gối từ từ tăng dần biên độ. Có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tháng. Nếu để muộn, khi tổ chức xơ đã hình thành sẽ ngăn cản sự liền gân, khi đó phẫu thuật khâu lại gân thường mang lại kết quả kém, bắt buộc phải chuyển gân thay thế. Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng: khâu lại gân bánh chè và chuyển gân. Khâu lại gân bánh chè được chỉ định khi bệnh nhân đến sớm. Trong đứt gân bánh chè do chấn thương, vị trí đứt thường sát ngay chỗ bám cực dưới xương bánh chè, khi khâu (gân-xương) phải tạo đường hầm khâu xuyên qua xương.  Điều trị đứt gân bánh chè Đối vớ