Chuyển đến nội dung chính

Những thói quen xấu gây đau lưng

Thói quen xấu gây đau lưng khoác trên vai một chiếc túi to đùng sẽ làm cơ thể của bạn mất cân bằng, cột sống vì thế cũng dễ vẹo sang một bên. Bạn nên chuyển sang một chiếc khác nhẹ hơn. Lưu ý, một chiếc túi, cặp sách và tất cả các thứ trong đó không nên nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể bạn.

Một tấm đệm tốt có thể dùng từ 8 đến 10 năm. Nhưng nếu bạn không thay thế nó hơn 10 năm nay, rất có thể đó là nguyên nhân khiến bạn bị đau cột sống. Không nên dùng đệm quá cứng hoặc quá mềm, nó có thể gây võng cột sống.

Đi giầy cao gót hoặc đế bằng không ôm chân

Đi giầy quá cao buộc bạn phải cong người lên, dồn trọng lực lên các khớp xương, điều đó không tốt cho cột sống. Những đôi giầy đế bằng không ôm chắc chân cũng có thể làm hại bạn, các ngón chân buộc phải di chuyển từ bên này sang bên kia dẫn tới việc trọng lượng cơ thể phân phối không đồng đều khi di chuyển. Nên chọn cho mình một đôi giày có độ cao phù hợp và ôm chắc chân, thoải mái đi lại.

Ôm mối hận thù

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người giàu tình cảm, dễ tha thứ sẽ ít đau lưng hơn những người luôn oán giận, trầm cảm và tức tối. Suy nghĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự căng cứng cơ bắp.

Những thói quen xấu gây đau lưng
Những thói quen xấu gây đau lưng 


Ngồi nhiều

Ngồi cả ngày trước máy tính sẽ khiến các cơ của bạn dần yếu đi vì không hoạt động, dễ gây bệnh đau lưng mãn tính. Khi bạn ngồi cũng sẽ tạo áp lực trên 50% lên cột sống so với lúc đứng. Các nhà khoa học khuyên nên ngồi làm việc ở góc 130 độ để giảm nén đĩa cột sống, và giữ đầu thẳng khi ngồi.

Căng thẳng

Nếu bạn đang căng thẳng, toàn bộ cơ thể cũng bị áp lực, nhất là vùng cơ bắp ở cổ và lưng. Tình trạng này kéo dài không được thư giãn sẽ gây đau nhức thường xuyên. Có nhiều cách để bạn thư giãn, giảm căng thẳng như tập thể dục, tập thiền và tắm bằng nước ấm. Châm cứu trị đau lưng http://coxuongkhoppcc.com/cham-cuu-tri-dau-lung.html

Không tập thể dục

Thường xuyên tập luyện sẽ giúp cơ bắp được hỗ trợ, ngược lại sẽ khiến các cơ bắp bị cứng, suy yếu và đĩa cột sống trở nên thoái hóa.

Chế độ ăn uống nhiều calo, ít thực phẩm dinh dưỡng sẽ dẫn đến tăng cân, tạo nên áp lực lớn lên lưng bạn. Cân nặng quá mức cũng sẽ làm khu vực xung quanh xương chậu bị kéo về phía trước và tạo căng thẳng ra phía sau lưng. Những người thừa cân có nguy cơ viêm xương khớp nhiều hơn người khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía...

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu ...

Tìm hiểu về dây chằng vàng

Dây chằng vàng còn được gọi là ílavum ligament. Dây chằng vàng là tập hợp của các sợi đàn hồi có màu vàng đặc trưng. Đây là các đặc điểm chính của dây chằng vàng Là một bộ phận cấu tạo của hệ xương khớp gồm nhiều sợi đàn hồi kết hợp với nhau màu vàng Vị trí: phủ phần sau của ống sống. Điểm bắt đầu từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của cung đốt sống liền kề. Điểm kết thúc là thành sau ống sống. Độ dày từ 3 – 5 mm. Trường hợp dây chằng vàng bị thoát vị có thể lên tới 5 – 6 mm. Chức năng của dây chằng vàng Duy trì đường cong sinh lý của cột sống Dây chằng vàng là một trong các bộ phận cấu tạo của cơ thể. Dây chằng vàng chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì đường cong sinh ly của cột sống. Dây chằng vàng giúp cột sống của bạn duỗi thẳng sau khi cúi thực hiện các động tác khác. Phòng tránh thoát vị dây chằng vàng đĩa đệm Dây chằng vàng có vị trí đối lập với các dây chằng của thân đốt. Do đó, dây chằng vàng giúp ngăn cản sức ép từ cơ thể lên các ...