Chuyển đến nội dung chính

Nước nghệ tốt cho xương

Hoạt chất Curcumin trong nghệ đã được chứng minh là có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng viêm khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp như đau nhức, sưng khớp.


Nghệ, tên khoa học theo tiếng Anh là Curcuma, là một loại cây thân thảo thuộc họ nhà gừng Zingberaceae. Nghệ có nguồn gốc từ vùng phía Đông nam của Ấn Độ và nhờ những tính năng cũng như công dụng tuyệt vời của nó nên được lan truyền nổi tiếng và trồng khắp trên thế giới. Tại Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác, nghệ đã được dùng với mục đích chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và nấu ăn trong hàng thế kỷ.

Loại củ thiên nhiên này còn là phương thuốc cổ truyền chữa trị các bệnh đau ốm, uống nước nghệ mỗi sáng tốt cho xương khớp và sưng tấy do viêm khớp v…v, đặc biệt là phần rễ, thân rễ hay thân ngầm dưới đất được dùng trong y học.

Theo Đông y củ nghệ vàng còn được gọi là Khương Hoàng, vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí,hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Theo Đông y bản giám thì Khương Hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau) chủ trị bệnh trướng đầy, bế kinh, bệnh sau đẻ, chấn thương, ung thũng. Theo Nhật hoa tử bản thảo thì cho rằng Khương Hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, điều trị thoái hóa cột sống v.v…



Hoạt chất nổi bật trong thành phần của củ nghệ có tên gọi là Curcumin (diferuloylmethane, trung bình chiếm khoảng 3,14%). Từ các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy và trên động vật cho thấy Curcumin ức chế cyclooxygenase, lipooxygenase, NO và các cytokine tác nhân tiền viêm như IL1, IL6, IL8 vì có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa, sát khuẩn và kháng ung thư như các công bố đã công nhận.

Ngoài ra, curcumin có thể giảm sưng bằng cách kích thích sản sinh cortisone tự nhiên từ tuyến thượng thận. Một nghiên cứu tiến hành tại Ý đã chứng minh rằng curcumin có tác dụng trị đau nhức và sưng khớp tốt hơn NSAIDs (các thuốc chống viêm không steroid).

Nghệ giàu các chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn nên có tác dụng hỗ trợ ức chế sự phá hủy sụn khớp do viêm, giúp ngăn chặn và kéo dài quá trình thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở người già.

Tác dụng của nghệ đối với cơ thể


Trong củ nghệ có chứa hàm lượng các loại tinh dầu tốt cho việc lưu thông khí huyết, đả thông các huyệt đạo trong cơ thể giúp hỗ trợ quá trình giảm đau do viêm khớp gây ra. 3 loại tinh dầu phổ biến chứa nhiều trong nghệ gồm có tinh dầu turmerone, tinh dầu atlantone, và tinh dầu zingiberene.

Củ nghệ còn chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết khác như kali, canxi, sắt, magie, kẽm... giúp cho hệ xương khớp dẻo dai và hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Với các công dụng như thế, nghệ vô cùng tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Không cần cầu kì, mỗi ngày bạn chỉ cần một cốc nước bột nghệ để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Cách làm: 1 thìa bột nghệ cho vào 1 cốc nước nóng, khuấy đều, để nguội bớt rồi uống luôn lúc còn ấm.

Thức uống này có hương vị giống như mùi gỗ, hơi khó uống nhưng bạn hãy kiên trì mỗi ngày một cốc cho quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Hoặc bạn có thể bổ sung nghệ tươi hoặc bột nghệ vào trong các món ăn, thức uống hàng ngày để hệ xương khớp của bạn khỏe mạnh hơn. Nên nhớ dinh dưỡng phải cân đối và đầy đủ, cùng với việc rèn luyện hàng ngày nữa thì hệ xương khớp mới chắc khỏe được nhé

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu

Điều trị đứt gân bánh chè

Phần lớn những tổn thương điều trị đứt gân bánh chè phải phẫu thuật thì mới lấy lại được chức năng bình thường của gối. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ định cho rách lớn hoặc đứt hoàn toàn gân bánh chè. Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt.  Trong thời gian mang nẹp: tập gồng cơ bằng cách nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế duỗi thẳng gối. Khi tháo nẹp (gân đã liền kỳ đầu), tập gấp duỗi gối từ từ tăng dần biên độ. Có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tháng. Nếu để muộn, khi tổ chức xơ đã hình thành sẽ ngăn cản sự liền gân, khi đó phẫu thuật khâu lại gân thường mang lại kết quả kém, bắt buộc phải chuyển gân thay thế. Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng: khâu lại gân bánh chè và chuyển gân. Khâu lại gân bánh chè được chỉ định khi bệnh nhân đến sớm. Trong đứt gân bánh chè do chấn thương, vị trí đứt thường sát ngay chỗ bám cực dưới xương bánh chè, khi khâu (gân-xương) phải tạo đường hầm khâu xuyên qua xương.  Điều trị đứt gân bánh chè Đối vớ