Chuyển đến nội dung chính

Bệnh lý Sarcoma tạo xương chữa ra sao?

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Sarcoma tạo xương bao gồm yếu tố di truyền, nhiễm virus hay do xương phát triển quá mức. Ở nhiều người bệnh, những chấn thương trong quá khứ gây đau xương, nhiễm trùng xương mạn tính cũng có khả năng bị Sarcoma tạo xương cao hơn.


Khi bị Sarcoma tạo xương, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng:


Bề mặt xương có khối u cứng, có thể đau hoặc không. Người bệnh bị gãu xương bệnh lý hay xương bị dị tật, không phát triển bình thường. Biểu hiện toàn thân sốt cao, tụt cân, mệt mỏi. Xương đau kéo dài và dai dẳng

Nếu khối u chèn ép lên các mạch máu có thể gây cảm giác đau tê tại vị trí tổn thương và các vùng lân cận. Các cơn đau xương, khớp dữ dội hơn về đêm.

Để phát hiện và chẩn đoán bệnh Sarcoma tạo xương, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa cơ xương khớp. Các bước thăm khám bao gồm:

Bác sĩ thăm khám lâm sàng, hỏi các yếu tố nguy cơ, tiền sử mắc bệnh xương khớp.


Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:


Chụp cắt lớp vi tính

Chụp X quang

Chụp MRI

Sinh thiết xương bằng tiêm sinh thiết tế bào hoặc phẫu thuật sinh thiết.

Sarcoma tạo xương là bệnh lý nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng xương khớp mà còn mang đến các nguy cơ sức khỏe. Do vậy, việc điều trị không được chậm trễ mà cần được thực hiện sớm nhất để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị khác nhau, cụ thể là:


Phẫu thuật: Với các khối u ác tính, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để bảo vệ mạng sống người bệnh. Các loại hình phẫu thật phải kể đến là: phẫu thuật nạo bỏ, phẫu thuật cắt bỏ, trồng lại, phẫu thuật cắt, cưa khớp.

Xạ trị: Phương pháp này thường không mang đến hiệu quả điều trị cao bởi các tế bào Sarcoma không nhạy cảm với tia xạ.

Hóa trị: Thông thường, người bệnh cần kết hợp hóa trị với phẫu thuật. Dùng thuốc sẽ giúp khống chế sự sinh trưởng của khối u. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này mang đến nhiều nguy cơ như hủy hoại tế bào xung quanh. Do vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng người bệnh trước khi quyết định thực hiện

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía...

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu ...

Tìm hiểu về dây chằng vàng

Dây chằng vàng còn được gọi là ílavum ligament. Dây chằng vàng là tập hợp của các sợi đàn hồi có màu vàng đặc trưng. Đây là các đặc điểm chính của dây chằng vàng Là một bộ phận cấu tạo của hệ xương khớp gồm nhiều sợi đàn hồi kết hợp với nhau màu vàng Vị trí: phủ phần sau của ống sống. Điểm bắt đầu từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của cung đốt sống liền kề. Điểm kết thúc là thành sau ống sống. Độ dày từ 3 – 5 mm. Trường hợp dây chằng vàng bị thoát vị có thể lên tới 5 – 6 mm. Chức năng của dây chằng vàng Duy trì đường cong sinh lý của cột sống Dây chằng vàng là một trong các bộ phận cấu tạo của cơ thể. Dây chằng vàng chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì đường cong sinh ly của cột sống. Dây chằng vàng giúp cột sống của bạn duỗi thẳng sau khi cúi thực hiện các động tác khác. Phòng tránh thoát vị dây chằng vàng đĩa đệm Dây chằng vàng có vị trí đối lập với các dây chằng của thân đốt. Do đó, dây chằng vàng giúp ngăn cản sức ép từ cơ thể lên các ...