Chuyển đến nội dung chính

Đau dây thần kinh liên sườn có tác hại gì?

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây ra, cũng có khi không xác định được nguyên nhân (trường hợp này gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát) hoặc không rõ nguyên nhân.


Thuật ngữ đau dây thần kinh liên sườn nhằm chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Phân tích theo giải phẫu học, rễ thần kinh tủy ngực được chia thành hai nhánh sau khi qua lỗ ghép, nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng, ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn.

Sau khi tách khỏi rễ chung thì dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì sự liên quan này mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó, các dây thần kinh liên sườn cũng đồng thời là các dây thần kinh nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Đau dây thần kinh liên sườn có thể do thoái hóa cột sống, lao cột sống hoặc ung thư cột sống, bệnh lý tủy sống, chấn thương cột sống hoặc do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đái tháo đường. Trong đó, nguyên nhân do thoái hóa cột sống và chấn thương cột sống phổ biến hơn cả.



Do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, đau với tính chất khu trú không rõ ràng. Biểu hiện thường gặp: đau ê ẩm, đau ở cột sống ngực cả khi nghỉ lẫn vận động, ấn vào điểm cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống sẽ thấy đau tức nhẹ, đôi khi đau an theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.

Do chấn thương cột sống: thường xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương như bị ngã, bị đánh, tai nạn giao thông, vận động quá sức hoặc bị tác động với cường độ quá mạnh. Cảm giác đau râm ran và liên tục ở xương sườn. Mức độ nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-dang-thap.html

Tác hại của bệnh đau dây thần kinh liên sườn


Đau dây thần kinh liên sườn gây ra những cơn đau dai dẳng, liên tục suốt ngày đêm. Điều này khiến cho tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi, khó tập trung dẫn đến năng suất lao động giảm sút. Người bệnh đau dây thần kinh liên sườn còn thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, trí tuệ và tinh thần suy nhược, sức đề kháng giảm sút.

Bên cạnh đó, vì đau dây thần kinh liên sườn xuất phát từ một bệnh lý nào đó nên trong nhiều trường hợp bệnh dễ bị nhầm lẫn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh ngày càng nặng thêm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu

Điều trị đứt gân bánh chè

Phần lớn những tổn thương điều trị đứt gân bánh chè phải phẫu thuật thì mới lấy lại được chức năng bình thường của gối. Điều trị bằng phẫu thuật chỉ định cho rách lớn hoặc đứt hoàn toàn gân bánh chè. Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt.  Trong thời gian mang nẹp: tập gồng cơ bằng cách nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế duỗi thẳng gối. Khi tháo nẹp (gân đã liền kỳ đầu), tập gấp duỗi gối từ từ tăng dần biên độ. Có thể chơi thể thao trở lại sau 6 tháng. Nếu để muộn, khi tổ chức xơ đã hình thành sẽ ngăn cản sự liền gân, khi đó phẫu thuật khâu lại gân thường mang lại kết quả kém, bắt buộc phải chuyển gân thay thế. Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng: khâu lại gân bánh chè và chuyển gân. Khâu lại gân bánh chè được chỉ định khi bệnh nhân đến sớm. Trong đứt gân bánh chè do chấn thương, vị trí đứt thường sát ngay chỗ bám cực dưới xương bánh chè, khi khâu (gân-xương) phải tạo đường hầm khâu xuyên qua xương.  Điều trị đứt gân bánh chè Đối vớ