Chuyển đến nội dung chính

Loãng xương hay mắc ở lứa tuổi nào?

Bệnh loãng xương thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. Ở Mỹ có gần 10 triệu người mắc bệnh loãng xương, phụ nữ chiếm trên 80% trong số đó. 


Người ta dự đoán rằng cứ 1 trong 2 phụ nữ và 1 trong 8 nam giới trên 50 tuổi bị bệnh loãng xương. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50-59, 22% trong độ tuổi từ 60-69, 39% trong độ tuổi từ 70-79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên.

Ngay từ khi còn trẻ cho đến tuổi trưởng thành trong cơ thể luôn diễn ra hai quá trình: hủy xương và tái tạo xương. Quá trình này người ta gọi là quá trình “tái cấu trúc” hay còn gọi là chu chuyển xương. Ở người trẻ tuổi quá trình tạo xương diễn ra chiếm ưu thế hơn so với quá trình hủy xương.

Kết quả là xương phát triển cả về chiều dài, khối lượng, chất lượng và mật độ khoáng cũng như cấu trúc của khung xương làm tăng cường sức bền. Vì vậy xương ở người trẻ tuổi trưởng thành có mật độ khoáng cao nhất, cấu trúc khung xương hoàn chỉnh và có độ chắc khỏe nhất so với các lứa tuổi khác. gai cột sống cổ và cách chữa trị http://coxuongkhoppcc.com/gai-cot-song-co.html

Ở độ tuổi từ 18-30 tuổi mật độ xương và cấu trúc xương đạt mức độ cao và hoàn chỉnh nhất, khi đó mật độ chất khoáng của xương được gọi là khối lượng xương đỉnh (peak bone mass).



Sau thời kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ (hủy xương) diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới (tạo xương) làm mất dần cấu trúc xương. Khi đó, quá trình gây loãng xương bắt đầu xảy ra.

Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm về khối lượng và mật độ xương. Bệnh đặc biệt thường được phát hiện ở người có tuổi. Loãng xương được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi quá trình dẫn tới loãng xương là một quá trình kéo dài, hầu như xảy ra với tất cả mọi người bắt đầu từ sau tuổi 30, nhưng gần như rất ít biểu hiện, khiến mọi người thường chủ quan.



Đến khi phát hiện đã bị loãng xương thì rất khó hồi phục hoàn toàn, việc điều trị cũng rất khó khăn, tốn kém cả về tài chính lẫn thời gian. Chính vì vậy, để quá trình hủy xương diễn ra chậm hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh, cần có biện pháp bảo vệ hệ xương đúng cách và đúng thời điểm. Đó chính là đầu tư ngay từ từ nhỏ để có khối lượng xương đỉnh lớn nhất. Khối lượng xương đỉnh sẽ đạt ở độ tuổi 25-30.

Để có khối lượng xương cao nhất, đồng nghĩa với việc phải đầu tư tốt cho xương của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đến tuổi trưởng thành, để khi trưởng thành có chiều cao tốt nhất cũng như hệ xương vững chắc nhất. Con số đạt chuẩn đối với nam là >l,76m, nữ là >l,64m. Muốn đạt được điều này, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng phải luôn chú trọng bổ sung đầy đủ và liên tục các khoáng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie, DHA, Chondroitin,…

Ở tuổi trưởng thành, mỗi người đều cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để có một bộ xương chắc khỏe. Đặc biệt phụ nữ là đối tượng mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới nên cần chú ý trong việc bảo vệ hệ xương đúng cách.

Chúng ta thường nghe nói về tầm quan trọng của việc phụ nữ đảm bảo đủ lượng canxi được hấp thu. Nhưng điều quan trọng là việc cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể ngay từ trẻ nhỏ đến tuổi thanh niên sẽ làm tăng khả năng tạo xương chắc, khỏe cho tuổi trung niên và khi về già.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu gãy xương trụ là gì ?

Gãy xương trụ phổ biến ở người cao tuổi (đặc biệt là những người dễ té ngã), nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên. Thông thường, gãy xương trụ thường đi kèm với trật khớp cổ tay/khuỷu, gãy xương quay, các chấn thương khác ở bàn tay, cổ tay hoặc cẳng tay. Gãy xương trụ là một tình trạng tương đối phổ biến, khi xương trụ của cẳng tay bị gãy. Trong một vài trường hợp tai nạn như té ngã, những áp lực tác động lên xương trụ vượt ra ngoài khả năng mà xương có thể chịu đựng, dẫn đến tình trạng gãy. Những trường hợp gãy xương trụ có thể khác nhau về vị trí gãy, mức độ nghiêm trọng và loại gãy, bao gồm gãy nứt xương, gãy do áp lực, gãy mỏm lồi cầu, gãy mỏm khuỷu, gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy cành tươi, gãy vụn. Triệu chứng thường gặp Bệnh nhân bị gãy xương trụ thường có cơn đau đột ngột, dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay lúc bị thương. Do đó, người bị thương rất khó để nâng cánh tay. Người bị thương có thể bị đau ở phía trước, phía...

Viêm đa cơ nguyên nhân vì đâu?

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng. Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không. Biểu hiện của bệnh gồm có yếu cơ gốc chi, đối xứng hai bên, đau cơ tự nhiên hay khi bóp cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn hoặc khi bệnh tiến triển. Đối với viêm da cơ thì ngoài biểu hiện ở cơ như trên thì còn biểu hiện đặc hiệu ở da như phù tím quanh mi, ban Gottron hay dấu hiệu ...

Tìm hiểu về dây chằng vàng

Dây chằng vàng còn được gọi là ílavum ligament. Dây chằng vàng là tập hợp của các sợi đàn hồi có màu vàng đặc trưng. Đây là các đặc điểm chính của dây chằng vàng Là một bộ phận cấu tạo của hệ xương khớp gồm nhiều sợi đàn hồi kết hợp với nhau màu vàng Vị trí: phủ phần sau của ống sống. Điểm bắt đầu từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của cung đốt sống liền kề. Điểm kết thúc là thành sau ống sống. Độ dày từ 3 – 5 mm. Trường hợp dây chằng vàng bị thoát vị có thể lên tới 5 – 6 mm. Chức năng của dây chằng vàng Duy trì đường cong sinh lý của cột sống Dây chằng vàng là một trong các bộ phận cấu tạo của cơ thể. Dây chằng vàng chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì đường cong sinh ly của cột sống. Dây chằng vàng giúp cột sống của bạn duỗi thẳng sau khi cúi thực hiện các động tác khác. Phòng tránh thoát vị dây chằng vàng đĩa đệm Dây chằng vàng có vị trí đối lập với các dây chằng của thân đốt. Do đó, dây chằng vàng giúp ngăn cản sức ép từ cơ thể lên các ...